Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Pháp chú trọng đầu tư vào giới trẻ Việt Nam

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Đại sứ Pháp Jean – Francois Blarel đã chủ trì họp báo nhân dịp quốc khánh Pháp (14/7). Ông cho biết : "Hiện nay, Pháp chú trọng đầu tư vào giới trẻ thông qua giáo dục".
Hình ảnh nước Pháp thay đổi nhờ... bóng đá

Mở đầu cuộc họp báo, Đại sứ Jean – Francois Blarel đã đặt vấn để thể thao lên hàng đầu. Ông cho biết: “Trong hai tuần qua, đã có hai sự kiện thể thao quan trọng tác động tới Pháp là giải bóng chuyền tại Anh và cúp bóng đá thế giới tại Đức.

Tuy nhiên, việc Pháp đã trở thành á quân thế giới về bóng đá là chiến thắng quan trọng nhất, thu hút được nhiều sự chú ý nhất.Thắng lợi này đã góp phần làm thay đổi hình ảnh của nước Pháp trên toàn cầu sau những vụ biểu tình của sinh viên Pháp.”

Ngoài ra, vấn đề xã hội Pháp quan tâm nhất hiện nay là việc giải quyết vấn đề nhập cư. Hiện, chính phủ Pháp đã thông qua luật di trú đang xúc tiến những dự luật nhằm giúp họ hòa nhập tốt với cộng đồng.

Tháng 5/ 2005, Pháp thiết lập cơ quan cấp cao chống phân biệt chủng tộc. thành phần của hội đồng này gồm các đại diện của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế với nhiệm vụ chống lại mọi hành vi phân biệt , giải quyết việc làm, nhà ở.

Từ 7/2006, Pháp là Chủ tịch hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Kể từ tháng 7/2006, Pháp là Chủ tịch thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Pháp sẽ phải điều hành Hội đồng bảo an theo ba hướng trọng tâm: xử lý các khủng hoảng (ba hồ sơ hiện tại của Hội đồng bảo an gồm vụ hạt nhân Iran, việc CHDCND Triều Tiên thử tên lửa hạt nhân và vụ tranh chấp lãnh thổ tại Palestine và Israel), giải quyết các vấn đề toàn cầu: bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang (ngày 24/7 Hội đồng bảo an sẽ có phiên họp về vấn đề này) và bầu Tổng thư ký mới.

Pháp là nước tích cực trong hỗ trợ phát triển, lớn nhất trong khối G8. Để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, Pháp sẽ tiếp tục nâng hỗ trợ phát triển lên 0,7 % .

Chú trọng đầu tư vào giới trẻ Việt Nam

Các dự án du học tại Pháp đã được chuẩn bị tốt hơn với các dịch vụ tiện lợi hơn cho những người xin cấp học bổng. Năm 2006, ĐSQ Pháp đã cấp nhiều học bổng tiến sỹ và học bống thạc sỹ (trong đó có 22 học bổng bán phần).

Trong số 563 hồ sơ ứng cử viên đã được tiếp nhận, 77 người đã được nhận học bổng gồm 40 học bổng tiến sỹ, 25 học bổng thạc sỹ 2 toàn phần và 12 học bổng bán phần. 1/3 số người được cấp học bổng hiện đã sang Pháp học tập.

Kể từ tháng 9 năm nay, trung tâm Đại học Pháp được đặt tại trường Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Đây là mô hình đại học chất lượng cao dành cho Việt Nam được thành lập theo khuôn khổ hiệp định khung được ký kết vào 6/7/2004 giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ Pháp nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pháp Jacques Chirac tại Việt Nam.

Hơn 20 trường đại học hàng đầu của Pháp sẽ tham gia dự án này với một đội ngũ giáo viên gồm 100 giảng viên, nhà nghiên cứu (trong đó có 75 là người Pháp).

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng đào tạo quốc gia của Pháp, được công nhận ở châu Âu do các trường đại học triển khai tại chỗ cấp.

Nhờ chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh với các giờ học tăng cường tiếng Anh và tiếng Pháp, sinh viên của trường có thể sẵn sàng làm việc trong một môi trường quốc tế.

Nhằm khuyến khich sinh viên học tập, trường sẽ trao học bổng thực tập tại nước ngoài cho các sinh viên giỏi nhất của năm học thứ hai thạc sỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét